Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

MỐI QUAN HỆ GIỮA CUNG VÀ CẦU CỦA DU LỊCH SINH THÁI

MỐI QUAN HỆ GIỮA CUNG VÀ CẦU CỦA DLST
CUNG DLST
Loại 1: là nơi có các hoạt động du lịch mà cách ứng xử với môi trường tự nhiên  mới chỉ ở mức độ tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Loại 2: bao gồm những nơi được xây dựng thiết kế gắn với thiên nhiên, môi trường hơn, thể hiện qua tính nhạy cảm của các điểm các cụm có mật độ thấp, ít sử dụng thiết kế và các vật liệu hạn chế tầm quan sát, gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên vẫn cung cấp đầy đủ tiện nghi, dịch vụ và hoạt động của 1 khu du lịch truyền thống. Phản ánh việc chấp nhận tầm quan trọng của môi trường hơn là thực tiễn của du lịch sinh thái.
Loại 3: là nơi du khách có cơ hội tham quan môi trường còn hoang sơ , nguyên vẹn, nơi các sản phẩm theo dung nghĩa đen đưa con người ngược lại với thực tế tự nhiên. Các cơ sở lưu trú tiện nghi với hạn chế tối đa tác đa tác động tới môi trường được xem là tiêu chuẩn.
Loại 4: là nơi thiên nhiện  được xem là hàng đầu để nghỉ ngơi  và giáo dục với nổ lực tang cường trực tiếp ý thức bảo tồn và gìn giữ môi trường. VD: VQG, khu bảo tồn thiên nhiên.
Loại 5: dành cho du khách thám hiểm đến các vùng thiên nhiên xa xôi  còn hoang sơ. Các chương trình du lịch được thiết kế nhằm hướng tới nâng cao nhận thức, tính nhạy cảm và bảo tồn môi trường tự nhiên  và văn hóa.
CẦU  DLST
Loại A:  Khách du lịch thiên nhiên tình cờ, ngẫu nhiên do 1 phần của chuyến du lịch lớn có lien quan đến thiên nhiên.
Loại B: loại khách du lịch thiên nhiên chiếm số đông. Họ là những người muốn tham gia vào những  chuyến du lịch lạ  thường đến với thiên nhiên.
Loại C: Là những khách du lịch có lòng say mê thiên nhiên. Họ luôn muốn có được những chuyến đi đến những nơi đặc trưng như các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên tham quan và tìm hiểu tự nhiên, lịch sử và văn hóa bản địa.
Loại D: Là những khách du lịch thiên nhiên thực thụ. Họ có thể là  các nhà khoa học , thành viên các tour du lịch giáo dục hoặc thành viên của các dự án bảo tồn.

NHU CẦU DU LỊCH
Khái niệm:
Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dẽ chịu về tinh thần.
Nhu cầu du lịch sinh thái: là sự mong muốn của con người đi du lịch tiếp cận với các hệ sinh thái tự nhiên, nhân văn để thưởng  thưởng thức, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu sinh động của thế giới tự nhiên, tìm hiểu những điều kỳ thú và thiết thực hơn là phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dẽ chịu về tinh thần tránh sự ô nhiễm môi trường và đô thị hóa ngày càng tăng.
Phân loại nhu cầu
Nhu cầu bị kìm chế
Nhu cầu bị kìm chế là nhu cầu của một bộ phận dân cư muốn đi du lịch nhưng không thực hiện được vì một lý do nào đó về : vận chuyển, lưu trú và ăn uống , sức khỏe,thời gian nhàn rỗi.
Nhu cầu bị trì hoãn: bao gồm những người đã có nhu cầu đi du lịch nhưng chuyến đi của ho bị hoãn lại do các nguyên nhân khách quan xuất hiện trong một thời gian ngắn như: hoan cảnh gia đình, khó khăn trở ngại từ phía cung (thiếu phòng ngủ, thiếu phương tiện vận chuỵển, thời tiết xấu,...) hoăc do cơ chế chính sách của nước nơi khách du lịch cư trú. Nhu cầu thuộc bộ phận này sẽ trở thành nhu cầu thực tế trong tương m gần khi các nguyên nhân khách quan được loại trừ.
Nhu cầu đặc trưng là những nhu cầu xác định mục đích chính của chuyến'đi, ví dụ nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, thăm viếng, tham gia lễ hội, học tập nghiên cứu,...
Nhu cầu bổ sung là những nhu cầu chưa định hình trước, nó phát sinh trong chuyến hành trình du lịch như: thông tin, tư vấn, mua sắm...
Nhu cầu tiềm tàng: bao gồm những người thích đi du lịch nhưng chưa cố khả năng thực hiện do những nguyên nhân chủ quan. Những người này sẽ đi du lịch trong tương lai khi thu nhập của họ tăng lên hoặc họ cố thời gian rảnh rỗi nhiều hơn.
Ngoài ra, nhu cầu trong du lịch còn có thể được phân loại theo một số cách thức khác. Chẳng hạn, nó được phân chia thành 3 nhóm: nhu cầu có khả năng thay thế, nhu cầu được định hướng lại và nhu cầu mới phát sinh.
NHẬN XÉT –VD VỀ CUNG- CẦU  DU LỊCH
1.KDL sinh thái Suối Mơ:  Nằm ở phường Long Bình, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh, khu du lịch Suối Mơ đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong những ngày nghỉ cuối tuần của cư dân thành phố và vùng phụ cận Ðồng Nai, Bình Dương... Khu du lịch có lợi thế nằm gần công viên Việt Nam Water World, Con Nai Vàng, lại có nhiều tiết mục mới lạ như biểu diễn cá heo, sư tử biển, hải cẩu nên Suối Mơ rất có sức hấp dẫn đối với du khách.
Thỏa mãn nhu cầu: thời gian nhàn rỗi,vận chuyển,khám phá, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dẽ chịu về tinh thần tránh sự ô nhiễm môi trường và đô thị hóa ngày càng tăng của người dân sống ở thành phố.
Thực trạng quy hoạch, phát triển:
Cung cấp các dịch vụ như hồ bơi, câu cá, cắm trại, chơi tenis, thưởng thức đặc sản... Suối Mơ đang phủ thêm hàng chục hécta cây xanh trên những phần đất còn lại để mở rộng khu cắm trại và phát triển một số loại hình giải trí cảm giác mạnh khác.
Nhận xét:  Mặc dù, KDL sinh thái Suối Mơ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nhưng việc đặt lợi nhuận thu được từ khai thác du lịch sinh thái lên hang đầu mà bất chấp hệ quả, sẽ càng ngày làm mất dần đi, thậm chí là biến chất những đặc trưng cơ bản vốn có để thu hút khách du lịch sinh thái bền vững.Nói một cách cụ thể rõ ràng ban đầu khu du lịch này định hướng thỏa mãn nhu cầu nghĩ dưỡng tránh đi sự ồn ào náo nhiệt ở thành phố lớn để hòa nhập với thiên nhiên nhưng trong tương lai lại định hướng phát triển thành khu vui chơi giải trí – có nghĩa là yếu tố sinh thái sẽ dần bị thay thế bởi yếu tố giải trí. Tương lai sẽ trở thành những khu vui chơi giải trí giống như Đầm Sen, Suối Tiên – có lợi thế giữa trung tâm thành phố, có quy mô lớn. Dẫn đến khó phát triển bền vững được.
2.Vườn quốc gia Cát Tiên
Cát Tiên thuộc địa phận của ba tỉnh Ðồng Nai, Bình Phước và Lâm Ðồng. Cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía Bắc.
Thỏa mãn nhu cầu:  khám phá, hòa nhập với thiên nhien với hệ thực vật phong phú với rừng có nhiều cây cổ thụ như bằng lăng, gỗ đỏ. Hệ thực vật có hàng ngàn loài thực vật bậc cao, hơn 400 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, hơn 100 loài hoa phong lan... Về động vật có hàng trăm loài chim, có những loài chim quý hiếm như trĩ lông đỏ, cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi...
Nhận xét: Việc lợi ích về kinh tế nhờ phát triển du lịch sinh thái là quá ít so với những mục tiệu đã đề ra là bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Quy mô và hình thức hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Cát Tiên còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách. Các hoạt động du lịch sinh thái hiện nay chưa đa dang, phong phú mà mới chỉ dưới dạng: nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái; tham quan, tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã, và văn hóa bản địa.
Chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế, các khâu quảng bá, tiếp thị  cho VQG  Cát Tiên  còn yếu nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và lợi ích mang lại từ du lịch sinh thái cho người dân còn chưa được cao.

Công tác đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch về những nhu cầu tiềm tàng, nhu cầu bổ sung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét