Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

TÀI LIỆU ÔN THI ĐỊA LÝ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

TÀI LIỆU ÔN THI ĐỊA LÝ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Diện tích tự nhiên: 23.336 km²
Dân số (năm 2012): 20.2 triệu người
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Tày, Hoa…
Các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Vị trí địa lý:
·        Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam)
·        phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc
·        phía đông là vịnh Bắc Bộ
·        phía nam vùng Bắc Trung Bộ.
Khí hậu, thủy văn:
Thủy văn:
Đồng bằng sông Hồng được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, hình thành nên một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước. Khu vực này được coi là cái nôi sinh trưởng, phát triển của người Việt.Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển.
Khí hậu:
Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô, làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô.  Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
Tài nguyên thiên nhiên
Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải – Thái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn…
Tài nguyên biển:
Bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch).  Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.
Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,...
Tài nguyên đất đai:
Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% DT vùng.
Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước. Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.
Tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.
Tài nguyên nhân văn
Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa với hàng nghìn đình, đền, chùa, miếu mạo cùng kho tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như chùa Một Cột, chùa Tây Phương (Hà Nội), chùa Bút Tháp, đền Đô (Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình), chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)… cũng khiến bao du khách phải trầm trồ thán phục. Đây cũng là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống điển hình như lễ hội đền Trần, hội Gióng, hội Lim, lễ hội chùa Hương... cùng nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc như chèo, quan họ, hát văn, tuồng, múa rối nước...
Loại hình du lịch chủ yếu:
Đồng bằng Sông Hồng tập trung nhiều tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch phong phú, đa dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du khảo đồng quê…
Đến đây, du khách có dịp tham quan vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Cát Bà (Hải Phòng), Bái Tử Long (Quảng Ninh) với hệ sinh thái đa dạng; những suối khoáng nóng có tác dụng chữa bệnh như: Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng)…; những hang động kỳ thú như: Hương Sơn (Hà Nội), Vân Trình, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Sửng Sốt, Thiên Cung (Quảng Ninh)… hay các bãi biển nổi tiếng như: Ti Tốp, Trà Cổ (Quảng Ninh), Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng), Quất Lâm, Hải Thịnh (Nam Định)...
Đặc biệt, khu vực này có rất nhiều di sản thế giới đã được UNESCO công nhận như: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc, hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội), Ca trù và Quan họ Bắc Ninh. Ngoài ra, vịnh Hạ Long còn được Tổ chức New7Wonders công nhận là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Hồ Hoàn Kiếm:
Đẹp như một lẵng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Ba con phố này dài khoảng 1.800m. Mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám:
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Văn Miếu không những là một di tích lịch sử - văn hoá cổ kính, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội.
QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN (DI SẢN HỖN HỢP)
Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172ha thuộc địa bàn huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình
Các điểm tham quan chính
Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư: đền vua Đinh, đền vua Lê, chùa Cổ Am, chùa Kim Ngân, chùa Duyên Ninh, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, đền thờ công chúa Phất Kim, động Thiên Tôn…
Khu danh thắng Tràng An: đền Trình (phủ Đột), đền Trần, đền Tứ Trụ, phủ Khống, hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây, hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, quần thể chùa Bái Đính…
Khu danh thắng Tam Cốc - Bích Ðộng: chùa Bích Động, chùa Linh Cốc, đền Thái Vi, động Thiên Hương, động Tiên, động Thiên Hà, hang Bụt, hang Múa, hang Cả, hang Hai, hang Ba, Thung Nham, Thung Nắng, làng cổ Cố Viên Lầu…
VỊNH HẠ LONG   (DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI)
Vị trí:  Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.
CA TRÙ   (DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ)
Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cùng với một số trò diễn và múa dân gian. Chính vì vậy, Ca trù là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp đa dạng, tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa.                                                                                    
2. BẮC TRUNG BỘ
Diện tích: 51.524,6km²
Dân số (năm 2012): 10.189,6 nghìn người
Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Ơ Đu, Sán Dìu, H’Mông, Chứt, Bru – Vân Kiều, Lào, Pa Cô, Tà Ôi, Nùng, Xtiêng, Xơ Đăng…
Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Vị trí địa lý:
·        phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng
·        phía Nam giáp Nam Trung Bộ
·        phía Đông giáp Biển Đông;
·        Phía Tây giáp nước Lào
Vùng có nơi hẹp nhất là Quảng Bình (50km), nằm trên trục giao thông xuyên Việt là điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
Khí hậu, thủy văn:
Khí hậu
Điều kiện khí hậu của vùng gây khó khăn cho sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Dãy núi Trường Sơn Bắc, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào với các đèo thấp, làm cho về mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh, nhiều ngày thời tiết nóng và khô. Nhưng ngay sau những ngày hạn hán, có thể bão ập đến đem mưa lớn và nước lũ, triều cường gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.
Thủy văn: sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An), sông Nhật Lệ (Quảng Bình)... Các hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.
Tài nguyên thiên nhiên:
Địa hình:
Bắc Trung Bộ nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, giữa một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ, một bên là biển Đông mênh mông. Với đường bờ biển dài cùng nhiều cửa khẩu giáp với Lào, khu vực này có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - du lịch giữa Việt Nam với các nước trong khu vực trên hành lang Đông – Tây
Tài nguyên rừng
Rừng có diện tích tương đối lớn.
Tài nguyên rừng của vùng chỉ  đứng sau Tây Nguyên và chính nó đã cung cấp một phần quan trọng về gỗ và lâm sản hàng hoá cho Đồng bằng sông Hồng, đáp ứng một phần xuất khẩu của nước ta.
Tài nguyên khoáng sản.
Bắc Trung Bộ có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.
Tài nguyên đất:
Diện tích đất cát, sỏi, đất bạc màu chiếm tỷ lệ lớn. Có 3 loại đất chính là đất đỏ vàng phân bố ở vùng trung du miền núi, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày và khai thác lâm nghiệp, trồng cây ăn quả; đất phù sa ven sông thích hợp cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày; đất cát hoặc cát pha ven biển chất lượng thấp chỉ trồng một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió, cát.
Chiều dài bờ biển khoảng hơn 1000 km, biển vùng này khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch, giao thông biển, đánh bắt cá, phát triển các hải cảng lớn. Ven biển có nhiều đồng muối chất lượng tốt, khả năng khai thác lớn như đồng muối Sa Huỳnh - Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Biển có nhiều  đảo và quần  đảo; ngoài khơi có quần  đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng và là nơi cư ngụ của tàu thuyền, là bình phong chắn gió, cát biển cho ven bờ. Vùng biển có nhiều loài cá có giá trị như cá trích, mòi, nhồng (tầng nổi) cá thu (tầng trung), cá mập, mối... (tầng đáy), tạo điều thuận lợi cho phát triển khai thác đánh bắt hải sản.
Tài nguyên nhân văn:
Văn hóa:
Di sản văn hóa thế giới Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. Thành nhà Hồ
Các điệu hò sông nước đặc trưng như: hò sông Mã (Thanh Hoá), hò ví dặm (Nghệ Tĩnh), hò khoan (Quảng Bình), hò mái nhì (Quảng Trị) và hò Huế.  Nơi đây còn là quê hương của nhiều lễ hội độc đáo như: lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa), lễ hội đền Cuông (Nghệ An), lễ hội điện Hòn Chén (Thừa Thiên – Huế);
Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm một lần đã trở thành một sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm. 
Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị: Kinh thành Huế, đường mòn Hồ Chí Minh hay địa đạo Vịnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, căn cứ Cồn Tiên, Thành cổ Quảng Trị…
Loại hình du lịch chủ yếu:
Hiện nay, Bắc Trung bộ đang tập trung phát triển các sản phẩm du lịch như: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch khám phá hang động, du lịch về nguồn, du lịch di sản... góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch của cả nước và kinh tế xã hội của khu vực.
Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với các bãi biển đẹp như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế)…;
Nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như: sông Hương, phá Tam Giang, cầu Hai (Thừa Thiên – Huế), núi Thiên Cầm, hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh)…;
Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia: Bến En (Thanh Hóa), Pù Huống, Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế)…;
Khu vực này còn là nơi tập trung 4 di sản thế giới được UNESCO công nhận là Thành nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam.
1. Thành Nhà Hồ ( Di sản văn hóa thế giới )
Thành Nhà Hồ thuộc địa tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong Công ước Di sản Thế giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật về một loại hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.
2. Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng  ( Di sản thiên nhiên thế giới )
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo tác từ hàng triệu năm trước.
3. Quần thể di tích Cố Đô Huế ( Di sản văn hóa thế giới )
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.
4. Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam ( Di sản văn hoá  phi vật thể )
"Âm nhạc cung đình" theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát, dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc. Còn tên gọi "Nhã Nhạc" được các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời nhà Hồ dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng, khi để chỉ một tổ chức âm nhạc, thậm chí một dàn nhạc cụ thể.
3. NAM TRUNG BỘ
Diện tích:  44,4 nghìn km2
Dân số :8,9 triệu người
Dân tộc: Việt (Kinh), Hrê, Cơ Ho, Xơ Đăng, Chăm, Ba Na, Ê Đê, Ra Glai, Giẻ Triêng, Hoa, Chu Ru…
Các tỉnh, thành phố : Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Vị trí địa lý:
·        phía nam giáp Đông Nam Bộ
·        phía Tây giáp với Tây Nguyên
·        phía bắc giáp Bắc Trung Bộ,
·        phía đông giáp biển Đông
Khí hậu, thủy văn:
Khí hậu:
Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm khí hậu của Đông Trường Sơn; mùa hạ có gió phơn Tây Nam; về thu-đông mưa địa hình và tác động của dải hội tụ nhiệt đới đem lại mưa lớn ở Đà Nẵng và Quảng Nam (nhất là ở thượng nguồn sông Thu Bồn). Tuy nhiên, phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Thủy văn:
Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô lại rất cạn; vì vậy việc làm các hồ chứa nước là biện pháp thủy lợi rất quan trọng.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên biển
Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.
Kinh tế biển: Nguồn lợi hải sản (chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thủy sản, nhất là các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thủy vực: mặn, ngọt, lợ.
Vận tải biển trong nước và quốc tế: Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường "xuyên Á". Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.
Tài nguyên đất:
Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường.
Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.
Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.
Tài nguyên nhân văn
Nơi đây có nhiều di tích như thành cổ Trà Bàn và các tháp Chàm. Đặc biệt, Đà Nẵng - Quảng Nam là vùng đất gắn liền với văn hoá Sa Huỳnh, có nhiều cung điện, đền đài, thành quách uy nghi, tráng lệ, vẫn còn để lại nhiều dấu tích ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu...
Sản phẩm du lịch đặc trưng
Du lịch biển, đảo và di tích lịch sử văn hoá dân tộc là nguồn lực quan trọng, là một trong 3 trung tâm du lịch của cả nước (ngoài thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh)
Vùng này có những bờ biển đẹp như Quy Nhơn, Ninh Chữ, Sa Huỳnh và nhiều suối nước nóng. Ngoài khơi nhiều đảo đá lớn, nhỏ. Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng du lịch dồi dào, với sự kết hợp hài hoà giữa biển và núi, có nhiều vịnh đẹp như Dung Quất, Đại Lãnh, Văn Phong. Ngoài ra còn các danh lam thắng cảnh Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân,... các bãi biển Mỹ An, Non Nước với dải cát trắng mịn kéo dài .
4. VÙNG NAM BỘ:
Diện tích:  63262.3 km2
Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam và hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ. Nam Bộ gồm 2 tiểu vùng gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (hay Đồng Bằng sông Cửu Long). Gồm 2 tiểu vùng:
Đông Nam Bộ, bao gồm:Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh
Tây Nam Bộ, bao gồm:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và Thành phố Cần Thơ
Vị trí địa lý:
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng
·        phía tây giáp Vịnh Thái Lan
·        phía đông và Đông Nam giáp biển Đông
·        phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia
·        một phần phía tây Bắc giáp Nam Trung Bộ.
Khí hậu, thủy văn
Khí hậu
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa.
Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%
Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa.
(Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. )
Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - 1325mm và góp trên 70 - 82% tổng lượng mưa trong suốt cả năm. . Mưa phân bố không đều.
Thủy văn
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km².
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên biển: Có nhiều bãi biển đẹp Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc,..
Loại hình du lịch chủ yếu:
Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh): Nằm ở trung tâm thành phố Hiện nay có khoảng 3.000 hộ kinh doanh trong chợ. Hình ảnh chợ Bến Thành được dùng làm biểu tượng cho thành phố Hồ Chí Minh.
Chợ Lớn (Thành phố Hồ Chí Minh): Khu mua bán sầm uất nhất thành phố, với rất đông người gốc Hoa sinh sống.
Địa đạo Củ Chi
Vũng Tàu: Là một trung tâm du lịch lớn. Bao gồm sự kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi và kiến trúc đô thị cùng các công trình như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất...
Vườn Quốc gia Tràm Chim: Thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp, có diện tích khoảng 7.588ha. Với hệ sinh vật phong phú đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới.
Chùa Tây An: An Giang. Ngôi chùa có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, vẻ đẹp lộng lẫy.
Hà Tiên: Kiên Giang. Hà Tiên được hình thành cách đây gần 300 năm có tên tuổi gắn liền với dòng họ Mạc. Là nơi hội tụ của nhiều danh lam thắng cảnh, thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ.
Côn Đảo: Thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 180 km. Bao gồm 14 đảo lớn, nhỏ, có địa thế hùng vĩ, có nhiều phong cảnh và bãi biển đẹp cùng với di tích nhà tù nổi tiếng.
Ðảo Phú Quốc: Nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Bao gồm 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 573 km², dài 50 km, nơi rộng nhất 25 km. Ngoài đồi núi, đảo còn có đồng bằng, rừng tự nhiên.
4.1 TIỂU VÙNG DU LỊCH ĐÔNG NAM BỘ
Diện tích: 23.605,2km²
Dân số (năm 2012): 15.192,3 nghìn người
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Xtiêng, Ê Đê, Chơ Ro, Khmer, Chăm, Mạ, M’Nông…
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ có một thành phố và 5 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.
Vị trí địa lý :
·        Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với Campuchia.
·        Phía Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.
·        Phía Đông-Đông Nam giáp với biển Đông và Đồng bằng sông Cửu long
·        Phía Đông giáp Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ
Khí hậu, thủy văn:
Khí hậu:
Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm.
Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa.
 Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm.
Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
Thủy văn:
 Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải...Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải.
Tài nguyên thiên nhiên:
Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng và cây công nghiệp ít, ô nhiễm nặng, trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại.
Tài nguyên đất:  Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng.
3 nhóm đất rất quan trọng là Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực.
Tài nguyên biển
Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu). Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú Phát triển ngành khai thác va nuôi trồng thủy sản
+ Gần tuyến đường biển quốc tế suy ra phát triển giao thông vận tải biển+ Thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí.
Tài nguyên rừng:
- Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha.
ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng
Tài nguyên khoáng sản:
- Dầu khí ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit phân bố ở Bình Phước, Bình Dương, đá ốp lát (Bình Thuận), (Đồng Nai), cao lanh phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu...
Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam. Lượng nước mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3.
Tài nguyên nhân văn
Khám phá nội ô Sài Gòn : Chợ Bến Thành, vinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng, Thảo Cầm Viên…
Ngoài các điểm đến bên trên Nội ô Sài Gòn còn rất nhiều nơi du khách không thể bỏ lỡ như: KDL Suối Tiên, KDL Đầm Sen, KDL Văn Thánh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bến Nhà Rồng, Bến Bạch Đằng, Thảo Cầm Viên….
Địa đạo Củ Chi – Đền Bến Dược.
Địa đạo Củ Chi vừa là căn cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ Tư lệnh Sài Gòn – Gia Định, của Huyện ủy Huyện Củ Chi và của toàn thể nhân dân Huyện Củ Chi, cũng vừa là thế trận đánh giặc vô cùng biến hóa, góp phần không nhỏ vào công cuộc chống giặc, thống nhất đất nước.
Chùa Hội Khánh.
Bình Dương. chùa Hội Khánh là một ngôi cổ tự danh tiếng vào bậc nhất miền Nam với lối kiến trúc tiêu biểu xứ Đàng Trong, trung tâm Phật giáo cổ truyền của vùn đất Bình An xưa, nơi đào tạo tầng lớp sĩ phu và nhiều thế hệ trụ trì của đất Bình An và Thủ Dầu Một sau này.
Khu du lịch Đại Nam.
Du Lịch Đại Nam – Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến: Đại Nam thế giới du lịch (hay Đại Nam Quốc Tự), Đây là công trình du lịch thuộc loại quy mô với tổng kinh phí khoảng 6.000 tỉ đồng.
Vườn quốc gia Cát Tiên
 Được UNESCO công nhận là 1 trong 6 khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Hấp dẫn du khách bởi nét hùng vĩ của núi rừng, đây cũng chính là bảo tàng quốc tế có ý nghĩa về khoa học và văn hóa của Việt Nam. Du khách có thể tham quan du lịch theo các tuyến Ghềnh Bến Cự, tuyến thác Mỏ Vẹt, tuyến thác Trời - thác Dựng, tuyến di chỉ văn hóa Cát Tiên, tuyến sinh thái, tuyến xem thú đêm, tuyến vườn thực vật.
Biển Hồ Cốc
 khá đẹp, là một vùng hoang sơ mới được khai thác, nước biển trong xanh, khu bãi tắm rộng, độ dốc thoai thoải và đặc biệt đẹp thơ mộng nhờ các tảng đá nằm ngay trong bãi tắm tạo nên những đợt sóng biển tung bọt trắng xoá. Với vẻ nên thơ của một vùng biển hoang vắng nên du khách ví bãi biển Hồ Cốc đẹp như một thiếu nữ trinh nguyên.
Đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu du khách không thể bỏ qua các điểm khác như: Bãi Trước, Bãi Dâu, Bãi Dứa, đền Dinh Cô, Tượng Chúa Jesu, ngọn Hải Đăng…
4.2 TIỂU VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ
Diện tích: 39.734 km2
Dân số:
Dân tộc: có 4 dân tộc chính là: Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khmer.
Người Kinh chiếm đại đa số, sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Người Chăm sống chủ yếu ở An Giang. Người Khmer có mặt đông đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang
Gồm 13 tỉnh, thành phố là Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.
Vị trí địa lý:
·        Phía Tây Bắc giáp Campuchia.
·        Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ.
·        Phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam giáp Thái Bình Dương.
·        Phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
 Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Khí hậu, thủy văn:
Khí hậu
Tây Nam Bộ có nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình là 28 độ C.
Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt.  Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 – 27 0C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30 0C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa.
Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ.
Thủy văn:
Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lượng nước sông Cửu Long là 500 tỷ mét khối.
Trong đó sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%.
Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
Về mùa này, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:
 Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sống Tiền và sông Hậu. Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất phèn: Nhóm đất xám
Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất cát giông, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn… chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,9% diện tích toàn vùng.
Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp trồng lúa, dừa, mía, dứa, cây ăn quả.
Tài nguyên biển:
Chiều dài bờ biển 732 km với nhiều cửa sông và vịnh. Biển trong vùng chứa đựng nhiều hải sản quí với trữ lượng cao: Tôm chiếm 50% trữ lượng tôm cả nước, cá nổi 20%, cá  đáy 32%, ngoài ra còn có hải sản quí như  đồi mồi, mực…
Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế cao như đảo Thổ Chu, Phú Quốc.
Tài nguyên rừng:
Ven bờ là hệ thống rừng ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật.
Tài nguyên khoáng sản:
Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi  ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn  ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối khoáng…
Tài nguyên nhân văn
Nhóm 4 đảo Tứ Linh – Bến Tre
Cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 70km. Nằm giữa sông Tiền, thuộc 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, nhóm 4 đảo Tứ Linh gồm có: Long, Lân (còn gọi là Thới Sơn), Qui, Phụng (còn gọi là Cồn Đạo Dừa), trong đó 2 đảo Lân và Phụng là 2 đảo lớn được khách du lịch yêu thích nhất.
Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi chuyên trao đổi, mua bán nông sản, các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm, ăn uống và là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất ở Cần Thơ thu hút rất nhiều du khách đặc biệt là khách nước ngoài thích khám phá và trải nghiệm.
Chợ nổi Phùng Hiệp
Có rất nhiều chợ nổi lừng danh cả nước có thể kể đến như Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền…nhưng sầm uất và nổi tiếng nhất là Chợ nổi Phùng Hiệp hay còn gọi là chợ Ngã Bảy.
Khu di tích lịch sử Xẻo Quít
tỉnh Đồng Tháp cách thị xã Cao Lãnh hơn 30km, khu di tích lịch sử này có diện tích 50ha, trong đó 20ha rừng tràm.. Đồng Tháp xưa nổi tiếng vùng đất hoang vu giờ đây đã hút hồn du khách bởi thiên nhiên lạ mắt, sự đa dạng sinh học và khu căn cứ quân sự vẻ vang của quân dân ta một thời.
Vườn cây ăn trái Cái Mơn:
tỉnh Bến Tre. Đây là một làng quê thuần chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp bao phủ bởi rặng cây xanh nặng trĩu quả ngọt như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi. Đặc biệt sầu riêng Cái Mơn rất nổi tiếng.
Vườn quốc gia Tràm Chim
tỉnh Đồng Tháp. Vườn quốc gia Tràm Chim có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với sông nước mênh mông, với màu xanh của rừng tràm ngút ngàn với thực vật phong phúi hơn 130 loài thực vật bậc cao, 6 kiểu quần xã đặc trưng bao gồm: quần xã lúa trời, quần xã sen, quần xã mồm mốc, quần xã cỏ ống, quần xã rừng tràm.
5. TÂY NGUYÊN
Diện tích : 54.474 km2
Dân số: cuối năm 2009 là 5.107.437 người
Dân tộc: nơi cư trú của 47 dân tộc anh em: bana,ê đê,..
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng
Vị trí địa lý
Tây Nguyên là vùng cao nguyên
·        phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam
·        phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
·        phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước
·        phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
Khí hậu, thủy văn:
Khí hậu:
Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20C điều hoà quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 0C. Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.
Thủy văn:
Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét
Tài nguyên thiên nhiên
Địa hình:
Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình chia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm:
Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui mô lớn.
Địa hình vùng núi.
Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt.
 Đất đai:
- Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp.
Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều... và rừng;
Đất đỏ kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực.
Tài nguyên rừng:
-Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
Các cây dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng,... và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung...
 Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi...
Tài nguyên khoáng sản:
Chủng loại khoáng sản ít. Đáng kể nhất là quặng bôxit
Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai.
Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc.
Tài nguyên nhân văn:
23 di tích lịch sử cách mạng, 2 di tích lịch sử văn hoá, 13 di tích kiến trúc nghệ thuật, 8 di tích khảo cổ, 71 di tích thắng cảnh, 25 danh lam thắng cảnh. Có 9 di tích được Bộ Văn Hoá công nhận di tích quốc gia. Nhà bảo tàng Đắk Lắk có hơn 8.000 hiện vật văn hoá lịch sử.
Loại hình du lịch chủ yếu:
Du lịch đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, cụm thác Gia Long – Draysay, cụm du lịch Buôn Đôn, thác Krông Kma, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo…
Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là nguồn tài nguyên . Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước…rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Dantania, thác Pren, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang.
Du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hoá - thể thao… Đà Lạt hiện có một sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 20.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao.
Thác Datanla:  chỉ cách trung tâm TP Đà Lạt chừng 5km nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ; bí ẩn và thơ mộng của một thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Đến đây, ngòai ngắm thác, vui chơi với các dịch vụ du lịch mạo hiểm tại đây, bạn còn được lắng nghe tiếng chim hót, tiếng reo trong ngần ngàn thông.
Vườn Hoa Đà Lạt - Bộ sưu tập các loài hoa: Khi đặt chân lên Đà Lạt, nằm trên cao nguyên Langbian, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên, thác đổ ào ào, suối tuôn róc rách và đặc biệt là các loài hoa. Không nơi nào trên đất nước ta lại có nhiều hoa như Đà Lạt: từ hoa rừng nhiệt đới tới các loài hoa của Phương Đông, Phương Tây.
Thiền viện Trúc Lâm : Ngôi chùa nằm im lìm trên một sườn đồi thoai thoải, bên dưới là hồ nước trong xanh mênh mông, xung quanh là những tán thông già ngày đêm reo vi vu, đồi núi chập chùng… Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt) đã làm đắm lòng không ít du khách. Tọa lạc trên đồi Phụng Hoàng, thiền viện Trúc Lâm được bao bọc xung quanh bởi những cánh rừng thông xanh trải dài trên những sườn đồi thoai thoải, bên dưới phía trước là hồ Tuyền Lâm trong xanh cách thành phố Đà Lạt chừng 7km.
Vườn quốc gia Yok Đôn tỉnh Đắk Lắk, Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất nước ta .Vườn quốc gia Yok Đôn có nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, gỗ đỏ, sao lá tím…Rừng nguyên sinh chiếm trên 90% diện tích toàn vườn là môi trường sống lý tưởng cho các loài động thực vật.
Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Là nơi trưng bày các hình ảnh và hiện vật lịch sử, văn hóa đời sống của người dân tỉnh Đắk Lắk.
Ngoài ra bảo tàng cũng trưng bày những hình ảnh về công cuộc sản xuất kinh tế của người dân Đắk Lắk sau ngày giải phóng: sản xuất nông công nghiệp, trồng cao su, cà phê, chế biến mủ cao su, làm thủy điện... các hoạt động y tế, du lịch...
Di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng đạo thuộc vùng rừng núi An Khê, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Quần thể Tây Sơn Thượng đạo gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Nhà tù Pleiku  :thuộc tỉnh Gia Lai.
Nhà tù Pleiku là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ (trước 1975), nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này.
Làng kháng chiến Stơr thuộc thị trấn KBang, huyện KBang, tỉnh Gia Lai.
Làng Stơr và Anh hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của "Đất nước đứng lên" mà tiếng vang còn vòng đến tận Tây Bán cầu.
Di tích lịch sử cách mạng: điểm Cao 601 cách TP.  Kon Tum 17 km về phía Bắc theo Quốc lộ 14, có một địa danh mà trong chúng ta hẳn nhiều người biết đến, đó là Dốc Đầu Lâu. Dốc Đầu Lâu là tên gọi dân gian mới có từ sau ngày xảy ra chiến sự tháng 4 năm 1972 giữa quân cách mạng và quân địch. Người Bah Nar Ở vùng này gọi địa danh đó là Kon Loong Phă, có nghĩa là dốc có nhiều cây Trắc và Điểm cao 601 là thuật ngữ quân sự gọi cứ điểm quân sự của địch trên đồi K’Rang Loong Phă.
Nhà thờ gỗ Kontum: Đến đây, du khách sẽ ngạc nhiên bởi công trình lớn, đep, điệu nghệ như vậy mà được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công dưới những bàn tay tài hoa của người thợ. Nhà thờ còn đẹp hơn bởi khu hoa viên có nhà rông cao vút, các bức tượng được tạo nên bằng rễ cây, mang bản sắc văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc. Du khách có thể tham quan trong khuôn viên nhà thờ, cơ sở dệt thổ cẩm chính người dân tộc bản địa và uống rượu dâu, rượu nho do các nữ tu sỹ chế biến.
HẾT



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét